Thuốc OpeCipro 500 – Điều trị nhiều loại nhiễm khuẩn
- Quy cách: hộp 2 vỉ x 7 viên
- Xuất xứ: Việt Nam
- Thương hiệu: Công ty Cổ phần Dược phẩm OPV
Thuốc OpeCipro 500 là sản phẩm thuốc của công ty cổ phần dược phẩm OPV với thành phần hoạt chất là ciprofloxacin – kháng sinh nhóm quinolon được chỉ định trong điều trị nhiều loại nhiễm khuẩn.
Thuốc OpeCipro 500 là sản phẩm thuốc của công ty cổ phần dược phẩm OPV với thành phần hoạt chất là ciprofloxacin – kháng sinh nhóm quinolon được chỉ định trong điều trị nhiều loại nhiễm khuẩn. Hãy cùng Ship thuốc nhanh tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
Thông tin về Thuốc OpeCipro 500
THÀNH PHẦN:
Ciprofloxacin: 500mg
DẠNG BÀO CHẾ:
Viên nén bao phim
CHỈ ĐỊNH:
- Chỉ định cho các nhiễm khuẩn gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm mà các thuốc kháng sinh thông thường không tác dụng để tránh phát triển chủng vi khuẩn kháng ciprofloxacin.
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
- Nhiễm khuẩn thận và đường tiểu, lậu cầu và nhiễm khuẩn đường sinh dục.
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
- Nhiễm khuẩn xương và khớp.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn tai mũi họng, nhiễm khuẩn khoang miệng và răng.
- Nhiễm khuẩn sản phụ khoa.
- Nhiễm khuẩn huyết.
- Nhiễm khuẩn đường mật.
- Nhiễm khuẩn ổ bụng (viêm phúc mạc).
- Dự phòng bệnh não mô cầu và nhiễm khuẩn ở người suy giảm miễn dịch.
LIỀU DÙNG, CÁCH DÙNG:
Người lớn
- Nhiễm khuẩn đường tiểu chưa biến chứng: Uống 250 mg/lần, ngày x 2 lần.
- Nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng: Uống 500 mg/lần, ngày x 2 lần.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp và viêm xương tủy xương: Uống 750 mg/lần, ngày x 2 lần.
- Các nhiễm khuẩn khác: Uống 500 mg/lần, ngày x 2 lần.
- Liều đơn 250 mg được khuyến cáo dùng trong trường hợp lậu cầu cấp.
Phòng bệnh viêm não mô cầu:
- Người lớn và trẻ em trên 20 kg: 500 mg, một liều duy nhất.
- Trẻ em dưới 20 kg: 250 mg, liều duy nhất hoặc 20 mg/kg.
Phòng nhiễm khuẩn gram âm ở người bị suy giảm miễn dịch: 250 – 500 mg, ngày 2 lần.
- Liệu pháp Opecipro liên tục 7 ngày trong điều trị nhiễm khuẩn thận và đường tiểu. Viêm xương tủy xương được điều trị trong 2 tháng. Thời gian điều trị cho những nhiễm khuẩn khác từ 7 đến 14 ngày, đối với nhiễm khuẩn do liên cầu nhạy cảm, thời gian điều trị tối thiểu 10 ngày.
- Đối với hầu hết các nhiễm khuẩn, nên điều trị tiếp tục 72 giờ sau khi có cải thiện về lâm sàng và về vi khuẩn học.
Bệnh nhân suy thận
- Cần phải giảm liều ở người bị suy giảm chức năng thận hay chức năng gan. Trong trường hợp người bị suy chức năng thận, nếu dùng liều thấp thì không cần giảm liều; nếu dùng liều cao thì phải điều chỉnh liều dựa vào độ thanh thải creatinine, hoặc nồng độ creatinine trong huyết thanh.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với ciprofloxacin, acid nalidixic và các quinolon khác.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:
Thường gặp, ADR > 1/100
- Tiêu hoá: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng.
- Gan – mật: Tăng tạm thời nồng độ các men transaminase.
- Thận, tiết niệu: Tăng bài niệu.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
- Huyết học: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu lympho, giảm bạch cầu đa nhân, thiếu máu, giảm tiểu cầu.
- Toàn thân: Nhức đầu, sốt do thuốc.
- Cơ – khớp: Đau khớp, sưng khớp.
- Khác: Nhịp tim nhanh, kích động, rối loạn tiêu hóa, nổi ban, ngứa, viêm tĩnh mạch nông, tăng tạm thời creatinin, bilirubin và phosphatase kiềm trong máu.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
- Miễn dịch – dị ứng: Phản ứng phản vệ hoặc dạng phản vệ, hội chứng da – niêm mạc, viêm mạch, hội chứng Lyell, ban đỏ da dạng nốt, ban đỏ đa dạng.
- Huyết học: Thiếu máu, tăng bạch cầu, tăng tiểu cầu, thay đổi nồng độ prothrombin.
- Tâm – thần kinh: Co giật, lú lẫn, rối loạn tâm thần, hoang tưởng, mất ngủ, trầm cảm, loạn cảm ngoại vi, rối loạn thị giác kể cả ảo giác, rối loạn thính giác, ù tai, rối loạn vị giác và khứu giác, tăng áp lực nội sọ.
- Tiêu hoá: Viêm đại tràng màng giả.
- Gan – mật: Hoại tử tế bào gan, đau cơ, viêm gan, vàng da ứ mật.
- Cơ khớp: Bị đứt gân, đặc biệt là ở người cao tuổi khi dùng phối hợp với corticosteroid.
- Tiết niệu: Có tinh thể niệu khi nước tiểu kiềm tính, đái ra máu, suy thận cấp, viêm thận kẽ.
- Khác: Nhạy cảm với ánh sáng khi phơi nắng, phù thanh quản hoặc phù phổi, khó thở, co thắt phế quản.
TƯƠNG TÁC THUỐC:
- Dùng đồng thời các thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen, indomethacin…) sẽ làm tăng tác dụng phụ của ciprofloxacin.
- Dùng đồng thời thuốc trung hòa acid có nhôm và magnesi, hay các chế phẩm có sắt (fumarat, gluconat, sulfat), hay các chế phẩm có kẽm sẽ làm giảm sự hấp thu của ciprofloxacin. Do đó, không nên uống đồng thời ciprofloxacin với các thuốc này, nên uống ciprofloxacin 1 hoặc 2 giờ trước hoặc ít nhất 4 giờ sau khi uống các thuốc kể trên.
- Mức độ hấp thu ciprofloxacin có thể bị giảm đi một nửa nếu dùng đồng thời một số thuốc gây độc tế bào (cyclophosphamid, vincristin, doxorubicin, cytosin arabinosid, mitozantron).
- Nếu dùng đồng thời didanosin, thì nồng độ ciprofloxacin bị giảm đi đáng kể. Nên uống ciprofloxacin trước khi dùng didanosin 2 giờ hoặc sau khi dùng didanosin 6 giờ.
- Uống ciprofloxacin đồng thời với theophylin có thể làm tăng nồng độ theophylin trong huyết thanh, gây ra các tác dụng phụ của theophylin. Cần kiểm tra nồng độ theophylin trong máu, và có thể giảm liều theophylin nếu buộc phải dùng 2 loại thuốc.
- Ciprofloxacin và ciclosporin dùng đồng thời có thể gây tăng nhất thời creatinin huyết thanh. Nên kiểm tra creatinin huyết mỗi 2 tuần.
- Probenecid cản trở sự bài tiết của ciprofloxacin. Dùng đồng thời probenecid và ciprofloxacin làm gia tăng nồng độ ciprofloxacin trong huyết thanh. Điều này nên được xem xét khi cho bệnh nhân dùng đồng thời cả hai loại thuốc này.
- Warfarin phối hợp với ciprofloxacin có thể gây hạ prothrombin. Cần kiểm tra thường xuyên prothrombin huyết và điều chỉnh liều thuốc chống đông máu.
- Bệnh nhân dùng Opecipro nên đảm bảo đủ nước và được khuyên uống nước đầy đủ.
CHÚ Ý:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- Để xa tầm tay của trẻ con.
BẢO QUẢN:
- Bảo quản ở nhiệt độ phòng < 30 độ C.
- Tránh ánh sáng mặt trời, ẩm ướt.
- Nơi thoáng mát, khô ráo.
Đánh giá Thuốc OpeCipro 500 – Điều trị nhiều loại nhiễm khuẩn
Chưa có đánh giá nào.
Chưa có bình luận nào