Thuốc Valgesic 10mg – Điều trị suy vỏ thượng thận.
Thuốc Valgesic 10 với thành phần chính là Hydrocortison, điều trị thay thế cho người bị suy vỏ thượng thận (suy vỏ thượng thận tiên phát và thứ phát, tăng sản thượng thận bẩm sinh hoặc hội chứng thượng thận sinh dục)
Thuốc Valgesic 10 với thành phần chính là Hydrocortison, điều trị thay thế cho người bị suy vỏ thượng thận (suy vỏ thượng thận tiên phát và thứ phát, tăng sản thượng thận bẩm sinh hoặc hội chứng thượng thận sinh dục). Vậy thuốc Valgesic 10 là thuốc gì? Hãy cùng Ship Thuốc Nhanh tìm hiểu chi tiết hơn về sản phầm này nhé!
Thông tin thuốc Valgesic 10
THÀNH PHẦN:
- Hydrocortison 10mg
DẠNG BÀO CHẾ:
- Viên nén
CHỈ ĐỊNH:
- Sử dụng như liệu pháp thay thế trong tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em
- Trước phẫu thuật, trong chấn thương nghiêm trọng ở trẻ em bị suy thượng thận hoặc nghi ngờ vở thượng thận hạn chế tiết hormon.
LIỀU DÙNG, CÁCH DÙNG:
Cách dùng
Dùng đường uống.
Liều dùng
Liều dùng phải được điều chỉnh theo đáp ứng của từng bệnh nhân.
Điều trị thay thế
Trẻ em
Trong suy thượng thận mạn tính, liều khoảng 0,4 – 0,8 mg/kg/ngày chia thành 2 hay 3 lần/ngày, điều chỉnh theo nhu cầu của từng trẻ.
Ở bệnh nhân cần điều trị thay thế, liều hàng ngày nên chia thành hai lần. Liều đầu tiên vào buổi sáng nên cao hơn liều thứ hai vào buổi tối, để bắt chước nhịp bài tiết của cortisol trong cơ thể.
Sử dụng trong chấn thương nghiêm trọng ở trẻ em bị suy thượng thận hoặc nghi ngờ vỏ thượng thận hạn chế tiết hormon
Trẻ em
Liều thường cao hơn so với khi sử dụng trong suy thượng thận mạn tính và nên được chọn phù hợp với tình trạng lâm sàng. Bệnh nhân nên được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu để có thể điều chỉnh liều phù hợp, bao gồm những thay đổi tình trạng lâm sàng do bệnh thuyên giảm hoặc nặng hơn, đáp ứng của thuốc đối với từng bệnh nhân và ảnh hưởng của stress (ví dụ: Phẫu thuật, nhiễm khuẩn, chấn thương). Khi stress có thể cần tăng liều tạm thời.
Sử dụng trước phẫu thuật
Bác sĩ gây mê phải được thông báo nếu bệnh nhân đang dùng corticosteroid hoặc trước đây đã dùng corticosteroid.
Khi phải ngừng điều trị dài hạn, nên giảm liều dần dần trong vài tuần hoặc tháng, tùy thuộc vào liều dùng và thời gian điều trị (xem phần Cảnh báo và thận trọng).
Tác dụng không mong muốn có thể được giảm thiểu bằng cách sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể và dùng liều sinh lý 1 lần duy nhất vào buổi sáng, hoặc dùng cách ngày 1 lần duy nhất vào buổi sáng. Cần theo dõi bệnh nhân thường xuyên để chuẩn độ liều phù hợp.
Thường xuyên kiểm tra bệnh nhân để điều chỉnh lại liều khi cần thiết.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Mẫn cảm với hydrocortison hoặc bất kì thành phần nào của thuốc.
- Chống chỉ định trong các bệnh nhiễm khuẩn bao gồm nhiễm khuẩn toàn thân khi mà chưa tiến hành điều trị nhiễm khuẩn.
- Liều cao corticosteroid làm giảm đáp ứng miễn dịch đối với vắc xin. Do đó không nên dùng đồng thời vắc xin sống với corticosteroid.
CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC:
Ở trẻ em
- Ức chế tăng trưởng ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên, tăng áp lực nội sọ với phù gai thị ở trẻ em, thường sau khi ngưng điều trị.
Triệu chứng cai thuốc
- Việc giảm liều corticosteroid quá nhanh sau khi điều trị kéo dài có thể dẫn đến suy thận cấp, hạ huyết áp và tử vong (xem phần Cảnh báo và thận trọng). Hội chứng cai thuốc cũng có thể xảy ra gồm triệu chứng: Sốt, đau cơ, đau khớp, viêm mũi, viêm kết mạc, các nốt da ngứa và giảm cân.
LƯU Ý:
- Thuốc không được dùng (hoặc có thể dùng nhưng phải cẩn thận) choa bệnh nhân nhiễm lao, bệnh nhân có tiền sử đục nhân mắt, bệnh nhân cao huyết áp, rối loạn điện giải bệnh nhân mới giải phẫu ruột, loét dạ dày, rối loạn tâm thần, loãng xương, Glaucome, bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim, tiểu đường, suy thận, suy tim sung huyết, xơ gan. Không dùng cho người lớn tuổi, người có tiền sử đau cơ do corticoid, viêm ruột thừa.
Sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
-
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú tham khảo ý kiến bác sĩ
Sử dụng cho người lái xe hành máy móc
-
Tham khảo ý kiến bác sĩ.
TƯƠNG TÁC THUỐC
- Một số barbiturat (như phenobarbital) và phenytoin, rifampicin, rifabutin, primidon,
carbamazepin và aminoglutethimid có thể làm tăng chuyển hóa và giảm tác dụng của corticosteroid. - Điều trị cùng với các chất ức chế CYP3A, bao gồm các sản phẩm chứa cobicistat, sẽ làm tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn toàn thân. Không nên dùng đồng thời trừ khi lợi ích vượt trội so với nguy cơ, trong trường hợp này bệnh nhân cần được theo dõi các tác dụng không mong muốn khi dùng corticosteroid toàn thân.
- Mifepriston có thể làm giảm tác dụng của corticosteroid trong 3 – 4 ngày.
- Erythromycin và ketoconazol có thể ức chế chuyển hóa corticosteroid.
- Ketoconazol đơn độc có thể ức chế tổng hợp corticosteroid thượng thận và có thể gây suy thượng thận khi ngừng corticosteroid.
- Ritonavir có thể làm tăng nồng độ hydrocortison trong huyết tương.
- Oestrogen và các biện pháp tránh thai đường uống khác làm tăng nồng độ corticosteroid trong huyết tương, và có thể cần phải điều chỉnh liều thuốc tránh thai đường uống hoặc ngừng chế độ liều ổn định.
- Tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng của somatropin có thể bị ức chế khi dùng đồng thời với corticosteroid.
- Tác dụng mong muốn của thuốc hạ đường huyết (bao gồm insulin), thuốc hạ huyết áp và thuốc lợi tiểu bị giảm bởi corticosteroid.
- Hiệu quả của thuốc chống đông coumarin có thể bị ảnh hưởng khi điều trị đồng thời với corticosteroid và cần theo dõi chặt chẽ INR hoặc thời gian prothrombin để tránh xuất huyết tự phát.
- Nồng độ trong huyết thanh của salicylat (như aspirin và benorilat) có thể tăng đáng kể nếu ngừng corticosteroid và có thể gây độc. Sử dụng đồng thời salicylat hoặc các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) với corticosteroid làm tăng nguy cơ loét và xuất huyết tiêu hóa.
- Corticosteroid có thể làm tăng tác dụng giảm kali máu của acetazolamid, thuốc lợi tiểu quai, lợi tiểu thiazid và carbenoxolon được tăng cường bởi các, dấu hiệu của hạ kali máu nên được theo dõi. Nguy cơ hạ kali máu tăng lên khi dùng theophyllin và amphotericin. Nên tránh sử dụng đồng thời amphotericin với corticosteroid trừ khi cần amphotericin để kiểm soát các phản ứng.
- Nguy cơ giảm kali máu tăng nếu dùng liều cao corticosteroid với liều cao thuốc kích thích giao cảm như bambuterol, fenoterol, formoterol, ritodrin, salbutamol, salmeterol và terbutalin. Độc tính của glycosid tim như digoxin tăng lên khi giảm kali máu.
- Có nguy cơ tăng độc tính huyết học khi dùng corticosteroid với methotrexat.
- Liều cao corticosteroid làm giảm đáp ứng miễn dịch, do đó nên tránh tiêm vắc-xin sống.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:
- Các triệu chứng phụ có thể xảy ra như tăng nhạy cảm , suy thứ cấp tuyến thượng thận, kinh nghiệm thất thường, chậm phát triển ở trẻ em, tiêu chảy buồn nôn, mất ngủ, phù nề, tăng huyết áp, đông máu, mệt mỏi, tăng cân….
BẢO QUẢN:
- Không bảo quản ở nhiệt độ trên 30°C.
- Bảo quản thuốc trong bao bì gốc. Giữ kín vỉ thuốc để tránh ẩm.
Đánh giá Thuốc Valgesic 10mg – Điều trị suy vỏ thượng thận.
Chưa có đánh giá nào.
Chưa có bình luận nào